Đừng để đến mai nếu có thể làm xong ngay hôm nay
Cũng tương tự như vậy, đừng làm hôm nay nếu có thể chờ đến ngày mai. Hai điều này không hề mâu thuẫn. Nếu bạn có thể hoàn thành một việc gì đó trước khi kết thúc ngày, hãy làm ngay việc đó chứ đừng để nó trở thành việc gấp gáp vào ngày mai. Điều này sẽ khuyến khích bạn ưu tiên cho việc quan trọng và làm việc hiệu quả hơn trong ngày khi bạn biết rằng mình sẽ phải làm việc vào lúc 5 hoặc 6 giờ chiều. Nếu một việc không đơn giản để có thể hoàn thành được trong vòng 30 phút cuối của ngày làm việc, hãy viết một danh sách việc cần làm cho buổi sáng, cất hết đồ đạc của bạn đi và rồi bạn sẽ dần quen với việc giảm nhịp độ khi gần kết thúc ngày làm việc
Xác định lại giới hạn của bạn
Hãy chấp nhận một sự thật là bạn sẽ chẳng thể nào làm xong hết tất cả mọi thứ. Sẽ luôn có thêm một thứ gì đó mà bạn có thể bắt đầu làm, nhưng công việc cần phải có một điểm kết thúc. Hãy cố gắng hết sức mỗi ngày và đừng cảm thấy có lỗi khi rời cơ quan. Tùy thuộc vào văn hóa tại nơi làm việc của bạn, có thể sẽ rất khó để không nghĩ đến công việc ngay cả khi đã kết thúc giờ làm việc. Bạn cần xác định lại giới hạn của mình xét về khía cạnh hiểu rõ bạn cần gì để có một khoảng thời gian giải lao về tinh thần và tự nói với bản thân mình rằng bạn xứng đáng được nghỉ ngơi.
Coi trọng cuộc sống của bạn bên ngoài công việc
Tách bạch công việc và thời gian thư giãn của bạn là một yếu tố quan trọng để có được sức khỏe tâm lý, tâm thần và thể chất tốt hơn. Tập trung vào những trải nghiệm sáng tạo thông qua việc thư giãn và các thú vui đóng một vai trò chính trong việc giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nhìn chung khiến chúng ta trở thành những con người (và nhân viên) hạnh phúc hơn. Cho dù đó là đi chạy bộ, nấu ăn, làm vườn hay gặp gỡ bạn bè để giúp bạn thoát ra khỏi công việc, hãy tìm một hoạt động khiến bạn vui thích và cố gắng duy trì hoạt động đó.
Phát triển thói quen giảm nhịp độ
Tạo lập một thói quen giảm nhịp độ khi bạn trở về nhà sẽ dạy cho não bộ biết cách chậm lại. Những thứ đơn giản như cởi bỏ quần áo công sở, đi tắm hoặc ngồi bên ngoài hít thở không khí trong lành có thể ra hiệu cho bộ não biết rằng đã đến lúc nghỉ ngơi.
Bạn có thể thực tập thiền để cho tâm trí trở lại bình thường, ngay cả khi chỉ thực tập có 5 phút thôi, hãy dừng lại và thở, đến đến 10 năm lần.
Tất cả chúng ta đều cần nghỉ ngơi để có thể làm việc năng suất hơn. Không ai nghĩ ra những ý tưởng hay nhất khi ở trong văn phòng cả. Hãy dọn dẹp đầu óc bằng cách đọc sách, dẫn chó đi dạo hoặc bất cứ thứ gì bạn thấy cần để chuẩn bị cho đầu óc và cơ thể bạn nghỉ ngơi. Và nếu bạn gặp gỡ người thân, hãy có mặt và cố gắng đừng nói về công việc.
Từ bỏ thiết bị công nghệ
Một email và một thông báo trên điện thoại có thể dễ dàng kéo bạn trở lại công việc. Chẳng thế mà một nhà báo chính trị từng nói rằng cô ấy phải bỏ điện thoại ở một phòng khác để tự tránh xa công việc. Đừng nên dùng email trên điện thoại bởi vì bạn sẽ chỉ nhìn chằm chằm vào đấy và hãy tắt tất cả những thông báo liên quan đến công việc. Hãy tự mình giảm bớt kiểm tra điện thoại bằng cách tận dụng các chế độ như ban đêm hoặc không làm phiền để bạn chỉ nhìn thông báo vào những khung giờ nhất định. Đây là một quá trình nhưng hãy tập thói quen yên tâm rằng bạn không phải trả lời mọi thứ ngay lập tức. Nếu có việc khẩn, họ sẽ gọi điện cho bạn. Nếu không, bạn có thể chờ đến ngày mai.
Theo The Guardian – How to clock off: five ways to leave work and its worries behind